Những nhân vật anh hùng thiên cổ trong nền văn minh Trung Quốc: Phục Hy sáng thế


Ảnh minh họa: Phục Hy sáng tạo ra Bát quái và Âm – Dương. (Leo Timm / Epoch Times)
Đây là số thứ hai trong loạt bài viết do một nhóm nghiên cứu của Epoch Times thực hiện. Loạt bài này mô tả những nhân vật anh hùng trong nền văn minh Hoa Hạ, với sự diễn giải về vũ trụ và con người theo cách nhìn nhận truyền thống, từ đó cho thấy những đóng góp của các bậc danh nhân đã giúp sáng tạo nên nền văn hóa thần truyền Trung Quốc. Dưới đây là phần đăng về vị thần Phục Hy.
Thủy tổ của nền văn minh và thế giới ngày nay là vị thần Phục Hy. Thuận theo những quy luật của tạo hóa, ông đã mang lại trật tự và sự ổn định cho đất trời. Những truyền thuyết về quá trình này được ghi chép trong các văn bản cổ xưa như “Lộ sử” được viết bởi học giả La Bí thuộc triều đại nhà Tống hay “Tam Hoàng bản kỷ” và “Tấn thư” trong triều đại nhà Đường.
Thời kỳ của thần Phục Hy chứng kiến những thay đổi và biến cố địa chất lớn lao. Một trận đại hồng thủy với quy mô toàn cầu đã tàn phá thế giới trong nhiều năm, tận diệt các nền văn minh tồn tại trên các vùng đất huyền thoại Mu và Atlantis. Chỉ có những người ở vùng núi Côn Lôn là còn sống sót.
Sau cơn đại hồng thủy, trời và đất đã bị trộn lẫn với nhau trong sự hỗn loạn ban sơ. Bằng năng lực thần thông, thần Phục Hy đã đưa thế giới đến một trạng thái có trật tự, qua một quá trình được ghi lại trong “Sở Bạch Thư” (có nội dung liên quan đến thiên văn học và chiêm tinh học Trung Quốc).
Quảng cáo
Thần Phục Hy kết hôn với thần Nữ Oa và có với bà bốn người con. Con của họ đã trở thành bốn vị thần cai quản bốn mùa và bốn hướng. Nhờ họ làm cân xứng hài hòa giữa trời, đất, và các vì tinh tú, mà thời gian trong một ngày được chia thành ngày và đêm, một năm được chia thành bốn mùa, và cõi trần gian này có bốn hướng.
Thần Phục Hy cũng sáng tạo ra sự tương hỗ giữa Âm-Dương và Bát quái, một phương tiện mà các thế hệ tương lai sử dụng để tiên đoán.
Những bức tranh trong thời nhà Hán miêu tả Nữ Oa trong tay cầm “viên quy” (dụng cụ vẽ đường tròn) và Phục Hy cầm “củ xích” (dụng cụ đo góc vuông) đã thể hiện vai trò của họ trong việc tạo dựng ra vũ trụ. Cũng có những miêu tả khác cho thấy họ đang nắm giữ mặt trăng và mặt trời.

Nữ thần sáng tạo ra chủng tộc người Trung Quốc, Nữ Oa, vá trời bằng đá ngũ sắc. (Randi Xu / Epoch Times)
Sau quá trình tạo hóa này, vũ trụ một lần nữa lại rơi vào sự mất cân bằng. Tinh hoa của ngũ mộc đã được vận dụng để gia cố cho bốn hướng của trái đất và lập lại trật tự vũ trụ. Tiếp sau thần Phục Hy, thần Nữ Oa đã trở thành người cai quản thiên hạ, nhưng thần nước Cộng Công lại không phục và phát động nổi loạn. Thần Nữ Oa đã mệnh lệnh cho thần lửa Chúc Dung đi chinh thảo.
Mặc dù Cộng Công đã bị đánh bại, nhưng trong cơn tức giận vị thần này đã va vào Bất Chu Sơn, vốn là cột trụ chống giữ bầu trời. Từ đó các tầng trời, mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao bắt đầu nghiêng hẳn về phía nam.
Trong các tác phẩm ở những năm đầu thời nhà Hán, truyền thuyết này được ghi lại rằng trời đã bị chọc thủng và vỏ trái đất đã bị rạn vỡ. Lửa thiêu hừng hực và hồng thủy cuồn cuộn. Thần Nữ Oa đã nấu chảy một tảng đá ngũ sắc và sử dụng nó để vá vết rách trên bầu trời, sau đó đã dùng chân của một con rùa thần khổng lồ làm những cột trụ để chống trời. Công việc của bà đã quy chính trật tự vận hành của thiên địa, từ đó nhân loại mới an cư lạc nghiệp.

Tác giả: Epoch Times | Dịch giả: Ngọc Yến
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Huan Nguyen" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét