Những bộ phim độc nhất vô nhị của Hollywood

Hollywood thường làm lại các phim điện ảnh nổi tiếng một thời nhằm "ăn mày dĩ vãng". Thế nhưng, vẫn có đến một danh sách khá dài những bộ phim được liệt vào dạng không thể làm lại.
1. Taxi Driver (1976)

Lý do: Hãy quên đi việc làm lại nó, bởi lẽ đơn giản là sẽ mất gấp nhiều lần để làm lại bộ phim này. Nhất là các bối cảnh tại Việt Nam đã thay đổi quá nhiều sau 25 năm. Cho nên, sẽ thật là may mắn cho những ai đã từng được xem qua bộ phim này.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: có thể, nhưng chắc chắn là sẽ chẳng còn ai quan tâm đến vấn đề này nữa. Chiến tranh Việt Nam đã là một quá khứ quá xa xôi để có thể nhắc lại thành cả một bộ phim. Nếu có thể, bộ phim nên đề cập đến những ám ảnh của một cựu chiến binh Irac thì có vẻ như sẽ hợp lý hơn nhiều.

Xem chi tiết
Ngoài giải thưởng Cành cọ vàng trong liên hoan phim quốc tế Cannes, Taxi Driver còn nhận bốn đề cử Oscar (1976). Phim được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại.

Taxi Driver chiếm vị trí 86 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại. Với khoản kinh phí vỏn vẹn 1,3 triệu USD, tác phẩm thu lại hơn 28 triệu USD khi chiếu ngoài rạp, và gần 13 triệu USD khi phát hành băng video. Nhân vật Travis Bickle được xếp vào vị trí 30 trong danh sách Những nhân vật phản diện vĩ đại nhất trong 100 năm, còn bản thân bộ phim nằm trong danh sách 100 phim kinh dị hay nhất trong 100 năm của Viện Điện ảnh Mỹ. Phim cũng được lựa chọn để lưu trữ trong thư viện quốc hội Mỹ, với tư cách là di sản văn hóa cho các thế hệ sau.

http://adf.ly/sARpP
Là một cựu chiến binh trở về từ Việt Nam, Travis Bickle (Robert De Niro đóng) đơn độc và bị ám ảnh bởi cái chết cũng như những cảnh tượng bạo lực trong chiến tranh. Cuộc sống của anh ngày càng tồi tệ hơn, Travis đang ngập sâu trong những ám ảnh thì một người phụ nữ bất chợt gõ cửa cuộc đời anh! Và anh bắt đầu tìm giết những kẻ ... xấu, những phần tử tội phạm. Những nỗi ám ảnh, những khổ đau, dằn vặt in sâu trong cuộc sống con người được thể hiện độc đáo trong bộ phim. Đây là một tác phẩm đáng để các fan điện ảnh bỏ thời gian để xem qua.

2. Mulholland Drive (2001)

Lý do: Về cơ bản, đây đã là một bộ phim kinh dị mà không phải ai cũng có thể hiểu được những ý nghĩ sâu xa của nó. Những ám ảnh của danh vọng, tiền bạc luôn ẩn khuất trong từng cảnh phim. Và hơn hết là cách miêu tả cực kỳ bí ẩn nhưng hoàn toàn logic của bộ phim mới là điều thách thức cho những ai muốn làm lại. Còn gì khó khăn hơn việc thực hiện lại một bộ phim kinh dị của David Lynch?

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: Không gì là không thể. Những hãy xem qua DVD của bộ phim này, bạn sẽ hiểu lý do tại sao mà không ai "can đảm" làm lại nó cho dù nó chứa đựng một đề tài đảm bảo sẽ hấp dẫn khán giả.

http://adf.ly/sARyk
Không có chiến dịch tranh cử Oscar rầm rộ như A Beautiful Mind, không có vốn kinh phí làm phim khổng lồ như Lord Of The Rings hay hội tụ được những ngôi sao chói sáng như Moulin Rouge, Mulholland Drive ra đời cuối năm 2001 như một làn gió trong lành phả vào kinh đô Hollywood bon chen thương mại và lập tức gây chấn động giới phê bình lẫn khán giả yêu thích nghệ thuật bằng cách xây dựng phim đầy ngẫu hứng, độc lập và sáng tạo. David Lynch, nhà đạo diễn kì tài, người đã thổi hồn vào kiệt tác thế kỉ này, là bậc thầy trong việc thách thức trí não người xem, thôi miên người xem lạc vào thế giới bí ẩn, huyền ảo ông tạo dựng nên. Cho đến khi hết phim rồi, ai cũng phải băn khoăn tự hỏi:"Thế ra chuyện gì đã diễn ra trong bộ phim này?" Xin thưa rằng sẽ không có một đáp án chính xác cho câu hỏi đó vì những ý tưởng của David Lynch quá phức tạp, đa dạng và đầy ẩn dụ.

http://adf.ly/sARyk
Mulholland Drive là câu chuyện kể về mối liên hệ đầy phức tạp giữa các nhân vật: cô diễn viên trẻ đầy triển vọng Betty, cô gái gặp tai nạn mất trí mang tên Rita, Adam - anh chàng đạo diễn bị vợ cắm sừng . Đạo diễn David Lynch đã tài tình, khéo léo đan xen vào trong phim những mảng chuyện vụn vặt khác nhau hoàn toàn khiến khán giả ngạc nhiên xen lẫn kinh ngạc.

Và những chi tiết tưởng như vô thưởng vô phạt đó khi đến cuối phim chúng ta mới vỡ lẽ ra sự quan trọng của nó trong toàn bộ câu chuyện. "Mulholland Drive" như gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt những diễn viên ôm mộng về một thế giới Hollywood thiên đường, hoàn mỹ. Nó phơi bày sự ngang trái của danh vọng, sự đam mê danh lợi đến mức rũ bỏ tình yêu không chút tiếc nuối, sự mất lí trí của con người khi bị phản bội, sự ám ảnh về tội ác, sự ảo tưởng khi con người ta tuyệt vọng nhất.

3. Gone With The Wind (1939)

Lý do: chính xác là không ai dám làm lại bộ phim kinh điển này cả. Khi làm lại, bộ phim này sẽ được sự hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ hiện đại, nhưng chắc chắn, có cho vàng cũng không nhà làm phim Hollywood nào can đảm làm điều này bởi họ biết sẽ gặp phải một sự phản ứng kịch liệt từ nhiều phía. Gone With The Wind giống như là một biểu tượng phim ảnh của mọi thời đại mà không gì có thể thay thế được. Và nếu như điều đó xảy ra thì đạo diễn Victor Fleming cũng không cho phép họ làm điều này.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: tất nhiên là có thể, nhưng hãy đợi xem ai là "anh hùng" dám đem Gone With The Wind lên màn ảnh rộng một lần nữa.

http://adf.ly/sAS3Q
Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, Gone With the Wind  - Cuốn Theo Chiều Gió đã mang lại 5,4 tỉ đô la (gấp nhiều lần so với con số 1,84 tỉ đô la doanh thu phòng vé mà Titanic kiếm được, tính đến thời điểm này). Với độ dài ba giờ bốn mươi phút và bốn phút nghỉ giữa các phần, đây  là bộ phim Mỹ có lồng tiếng dài nhất từng được thực hiện tính đến thời điểm hiện tại.
http://adf.ly/sAS3Q
Scarlett O’Hara là một tiểu thư xinh đẹp quyến rũ và rất kiêu kỳ. Khi cuộc nội chiến Mỹ bùng nổ, cô cũng như mọi người dân khác phải sống một cuộc sống lam lũ vất vả. Tuy vậy cô vẫn có một ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ vươn lên. Scarlett (Vivien Leigh) rất yêu Ashley (Leslie Howard) nhưng anh lại lấy Melanie (Olivia de Havilland) - người mà Scarlett yêu quý làm vợ. Scarlett là một cô gái mạnh mẽ và cuồng nhiệt, trong khi Ashley lại là tuýp đàn ông cổ điển, thích cái đẹp dịu dàng, nữ tính và mềm mại của Melanie.

Vì đau buồn và tuyệt vọng trước tình yêu đơn phương không thành, Scarlett tìm đến những cuộc hôn nhân ngắn ngủi và không hạnh phúc. Lần sau cùng, Scarlett đồng ý lấy Rhett Butler để thoát khỏi cảnh nghèo túng và cứu lấy gia đình. Rhett (Clark Gable) là một người đàn ông phong lưu và cá tính xuất thân từ một gia đình giàu có. Rhett bị cuốn hút bởi sự nóng nảy, cá tính nhưng rất ích kỷ của Scarlett và tìm mọi cách chinh phục trái tim người đẹp. Trớ trêu thay, đến lúc Rhett ra đi lại là lúc Scarlett nhận ra được mình đã yêu con người ấy...

4. Citizen Kane (1941)

Lý do: cũng giống như Gone With The Wind (1939), chủ yếu các nhà sản xuất của Hollywood đều không dám mạo hiểm thực hiện lại một trong những kiệt tác của điện ảnh thế giới. Bộ phim không chỉ nổi bật ở ý tưởng hết sức nhân văn và độc đáo của nó mà còn ở tư tưởng mà nó mang đến cho khán giả. Và một điều nữa, ngày nay, khi mà cuộc chiến đã không còn nằm ở số lượng bản in trên báo giấy nữa mà nó đã là cuộc chiến giữa truyền thông truyền thống và truyền thông trực tuyến trên mạng internet. Đây chính là lý do lớn để bộ phim không thể được làm lại.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: câu chuyện khó xảy ra nếu như không thay đổi kịch bản, và như thế thì còn gì là Citizen Kane nữa ...

http://adf.ly/sAS6w
Bộ phim kể về cuộc đời của ông trùm thông tin Charles Foster Kane ( Orson Welles ). Mở đầu phim là cảnh Charles nằm trên giường ở biệt thự Xanada, chỉ kịp thốt lên "Rosebud" ( cánh hoa ) trước khi trút hơi thở cuối cùng. Một anh phóng viên tò mò muốn biết ý nghĩa của từ "rosebud", quyết định đi hỏi những người thân của Charles. Bộ phim sau đó là những màn hồi tưởng của những người này. Những bí mật dần dần hé lộ, từ thời thơ ấu của Charles, sự thành công trên danh vọng, sự lạm dụng quyền lực dẫn tới suy sụp, và cuối cùng, ý nghĩa của từ ông thốt lên trước khi qua đời.

http://adf.ly/sAS6w
Đến đoạn sau người xem mới thực sự biết chính xác rosebud là gì đó là một chiếc xe trượt thời thơ ấu của kane, đó là chiếc xe mà mẹ đã tặng cho kane và đó là đồ chơi mà kane đã để lại sau khi bị mang đi. Chuyên phim là một bài học về hạnh phúc,về con người và về ý chí vươn lên. Kane đã có tiền để mua mọi thứ mình thích nhưng cuối cùng trong mớ hỗn độn đấy Kane vẫn không thể tìm ra thứ mình cần.

Bộ phim cũng khẳng định tài năng của orson Welles trong vai trò là nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên chính, ông cũng đã đưa vào phim một dàn dàn diễn viên mới đấy tài năng chưa được mấy ai biết đến thời bấy giờ. Tuy chỉ nhận 1 giải Oscar về Kịch bản xuất sắc từ 9 đề cửa Oscar năm 1942, nhưng hiện nay Citizen Kane được đông đảo giới phê bình điện ảnh coi là tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất lịch sử, và thường xuyên đứng đầu trong các bình chọn Những bộ phim xuất sắc nhất mọi thời đại

5. Reservoir Dogs (1992)

Lý do: Mỗi một phim hành động dạng tâm lý tội phạm ngày nay đều không tránh khỏi bị so sánh với bộ phim kinh điển này. Nó như một chuẩn mực - một "đỉnh cao" của thể loại phim này. Và dĩ nhiên, như thường lệ, đi làm lại một phim đỉnh cao là một điều điên rồ không ai nghĩ tới.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: câu trả lời muôn thuở, khán giả vẫn hào hứng như thường nhưng ai sẽ là người dám thực hiện "nhiệm vụ bất khả thi" này?

http://adf.ly/sASBd
Reservoir Dogs (1992) là bộ phim truyện đầu tiên được trình làng do Quentin Tarantino làm đạo diễn kiêm viết kịch bản. Phim kể về những sự việc đã xảy ra trước và sau vụ cướp nữ trang không thành. Phim kết hợp nhiều bản nhạc và tính thẩm mĩ đã trở thành đặc trưng phong cách phim Tarantino: tội ác, bạo lực, những đoạn hội thoại đáng nhớ với những lời báng bổ, tục tĩu, cốt truyện, phong cách dân gian hiện đại.

Reservoir Dogs mang cấu trúc khác thường, thời gian cứ trở đi trở lại nhằm miêt tả chi tiết nhân vật trong phim. Phim có một đoạn hồi tưởng trước khi vụ trộm diễn ra nhằm giới thiệu nhân vật cho khán giả.6 tên tội phạm không hề biết nhau, được một tên trùm tầm thường Joe Cabot thuê để tiến hành một vụ cướp kim cương. 6 tên được đặt bí danh theo màu sắc để không kẻ nào biết được tên thật của nhau. Bọn chúng hoàn toàn chắc chắn về khả năng thành công của vụ cướp. Nhưng cảnh sát đã ập đến bất ngờ kịp thời khiến những tên trộm hoảng sợ, một trong số chúng bị giết sau vụ đấu súng cùng với một vài cảnh sát và dân thường vô tội.

http://adf.ly/sASBd
Khi những tên còn lại tập trung tại điểm hẹn (một nhà kho), chúng bắt đầu nghi ngờ rằng một trong số chúng là tay trong của cớm. Sự nghi ngờ bắt đầu quá trình hủy hoại tinh thần bọn cướp. Áp lực dâng lên, máu chảy, sự buộc tội, đạn bay. Trong bầu không khí kích động ấy những tên cướp đã buộc phải đối đầu với những vấn đề sống còn, niềm tin, lòng trung thành, trình độ nghiệp vụ, lừa dối và phản bội. Phim đã trở thành tác phẩm kinh điển của thể loại phim tự do và được gọi là phim tự do vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Empire bầu chọn. 
 Hollywood thường làm lại các phim điện ảnh nổi tiếng một thời nhằm "ăn mày dĩ vãng". Thế nhưng, vẫn có đến một danh sách khá dài những bộ phim được liệt vào dạng không thể làm lại.
1. A Clockwork Orange (1971)

Lý do: đây là một bộ phim mà 3 thứ gồm: bạo lực, tình dục cưỡng bức và nhạc cổ điển được hòa trộn vào nhau "nhuyễn" đến mức mà chỉ có những khán giả có thần kinh thép mới có thể thưởng thức được trọn vẹn bộ phim này. Trong lịch sử, chỉ có 2 phim bị xếp loại X được đề cử Oscar phim hay nhất. Một là Midnight Cowboy (1969). Và hai là bộ phim này - A Clockwork Orange (1971). Trong thời đại ngày nay, khi mà các phim bị phân loại X đang ngày càng bị "thất sủng" thì việc làm lại bộ phim này là một điều hết sức táo bạo và liều lĩnh. Không có gì kinh khủng hơn là làm ra một sản phẩm bị phân loại X mà chắn chắn sẽ bị khán giả chối bỏ. Và hơn nữa, nếu như bạn biết rằng, sau khi bộ phim ra đời thì hàng loạt án mạng liên quan đến nó cũng xảy ra liên tục, chắc chắn bạn cũng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi xem nó.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: chắc chắn là không bao giờ, không nhà sản xuất nào đi thực hiện một bộ phim mà họ biết chắc rằng khán giả sẽ phản đối nó kịch liệt ngay từ khi ... chỉ là dự án.

http://adf.ly/sASF6
Bộ phim viễn tưởng có bối cảnh nước Anh ở tương lai, với thủ pháp châm biếm sâu cay và vô cùng bạo lực. Câu chuyện xoay quanh nhân vật trung tâm là cậu nhóc 15 tuổi Alex Delarge, tên tội phạm bẩm sinh với 3 thứ khoái lạc: bạo lực, hiếp dâm và… nhạc Beethoven! Bộ phim được chia thành 3 phần rõ rệt: hành trình phạm tội kinh hoàng của Alex, quá trình "tẩy não" Alex khi cậu tham gia vào một chương trình bí mật của chính phủ và cuối cùng là những "đòn thù" mà Alex phải nhận lấy sau khi bị "tẩy não" và ra tù.

Với kinh phí 2,2 triệu USD, A Clockwork Orange đã thu về 26,6 triệu USD và trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất năm 1971 và cũng là bộ phim có doanh thu lớn nhất của Warner Brothers trong năm ấy. Bộ phim đã được đề cử 4 giải Oscar quan trọng: phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản chuyển thể và dựng phim.

http://adf.ly/sASF6
Ngay từ đầu phim này bị dán nhãn X- hạn chế khán giả do yếu tố tình dục, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi giới hạn này. Theo lời khẳng định của các cơ quan pháp luật, A Clockwork Orange đã truyền cảm hứng cho những hành vi bắt chước bắt chước bộ phim một cách mù quáng: tháng 3/1972, một cậu bé 4 tuổi mắc tội ngộ sát một bạn học cùng lớp, có nhắc đến A Clockwork Orange, vụ hiếp dâm một cô gái Hà Lan ở Lancashire vào năm 1973, những kẻ thú tính đã hát vang bài Singin’ in the Rain như Alex, một cậu bé 16 tuổi ăn mặc y chang như Alex, đánh đập một đứa trẻ nhỏ tuổi như tình huống trong phim...

Bởi thế, năm 1973, chính Stanley Kubrick đã cho ngừng phát hành bộ phim ở Anh. Nhưng lý do quan trọng hơn là Kubrick và gia đình đã nhận được nhiều lời đe dọa đến tính mạng, vì đã làm một bộ phim quá ám ảnh. Trong hai thập niên 1980 và 1990, những fan ở Anh muốn xem phim này sẽ phải đặt hàng từ các tiệm video ở những nước khác, thường thì ở Pháp. Năm 2000, sau khi Kubrick qua đời được một năm, bộ phim mới được phát hành lại khắp nước Anh và được xếp loại “18 +” (khán giả 18 tuổi trở lên).

2. The Birth Of A Nation (1915)

Lý do: Một bộ phim đi ngược lại hoàn toàn với lịch sử văn minh của nhân loại. Hội đồng NAACP (Hội bảo vệ người da đen) đã ra thông báo cấm chiếu phim này trên toàn nước Mỹ. Phim cũng bị đưa ra rất nhiều tòa án, số lần bị thưa kiện nhiều hơn bất cứ bộ phim nào trước và sau nó. Những cuộc nổi dậy biểu tình chống lại phim này nổ ra tại mọi thành phố chiếu phim này. Không những thế nó còn góp phần tái lập hội KKK (một hội kín khủng bố người da màu tại Mỹ)- điều mà không ai mong muốn. Dù cho nó có nổi tiếng và "hốt bạc" đi chăng nữa thì cũng chẳng nhà sản xuất nào dám "quay lưng lại với cả thế giới văn minh".

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: vậy thì chắc chắn việc khai tử cho hãng phim nào dám thực hiện lại nó cũng là điều đương nhiên.

Đạo diễn D.W.Griffith đã tạo lên một sử thi về cuộc nội chiến ở Mỹ, cũng như những hình ảnh tái thiết thời hậu chiến của Mỹ. The Birth of the Nation đã làm nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật làm phim, những trận chiến lớn kỹ thuật sắp xếp khung hình đã trở thành tiêu chuẩn cho các bộ phim về chiến tranh sau này. Bộ phim đi tiên phong trong việc ứng dụng các động tác máy và những kĩ năng dựng phim vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Phim đi sâu vào vấn đề phân biệt chủng tộc khi diễn tả Klansmen (những người đàn ông da trắng trong hội KKK) là những anh hùng, còn người da đen (do những diễn viên da trắng bôi đen mặt đóng) bị bêu xấu là những kẻ chuyên ăn bám xã hội.

The Birth Of A Nation được đánh giá là bộ phim bom tấn vào thời đó, doanh thu của bộ phim đạt 10 triệu đô la, nếu tính quy đổi theo giá trị hiện này thì nó tương đương khoảng 200 triệu đô. Có thể bộ phim được coi dấu mốc lịch sử về kỹ thuật của nền điện ảnh nhưng nếu về mặt xã hội, thì nó lại không được chào đón. Trong bộ phim này, vấn đề phân biệt chủng tộc được thể hiện công khai, thậm chí nó còn thể hiện thái độ bài xích đối với những người có tư tưởng tiến bộ.

Với tác phẩm The Birth of a Nation, Griffith đã tạo ra bộ phim làm thay đổi sự nghiệp của ông. Dù lúc bấy giờ công chúng từ khắp mọi nơi đều đổ dồn vào các rạp hát để đựơc xem bộ phim này, sự công khai về những mâu thuẫn của sự phân biệt chủng tộc và sự khắc hoạ kiểu mẫu anh hùng của nhân vật Ku Klux Klan trong phim đã vướng phải việc bác bỏ, chỉ trích khiến bộ phim bị cấm công chiếu tại 8 tiểu bang. Và mặc dù sự tranh cãi này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay, sức ảnh hưởng của Griffith đối với nền công nghiệp điện ảnh vẫn là điều không thể chối bỏ.

3. The Harry Potter Series (2001-2011)

Lý do: lại là vấn đề "biểu tượng đặc trưng", hình ảnh những nhân vật của bộ phim này đã gắn liền với ký ức của trẻ em trên toàn thế giới ngay từ khi nó bắt đầu phần 1. Đọc truyện Harry Potter thì khó mà không liên tưởng đến hình ảnh gương mặt của Daniel Radcliffe trong vai Harry Potter. Sẽ rất khó khăn để người đọc nghĩ đến một hình ảnh khác ngoài Daniel Radcliffe khi mà khắp nơi trên thế giới đều chọn hình ảnh của anh cho nhân vật này. Việc tạo ra một Harry Potter mới là một điều dường như không tưởng.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: có thể, nhưng tốt nhất là hãy để nó thành một sê-ri phim truyền hình nhiều tập với nhiều tình tiết hấp dẫn hơn, lạ hơn, độc đáo hơn. Và để làm được điều đó thì không ai có thể làm được ngoại trừ chính tác giả của nó: nữ nhà văn J. K. Rowling.

Harry Potter là tên của một bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn J. K. Rowling viết về cậu bé thiếu niên Harry Potter. Câu chuyện phần lớn diễn ra tại trường phù thủy và pháp sư Hogwarts, một ngôi trường pháp thuật, và tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter chống lại một phù thủy hắc ám là Chúa tể Voldemort, người đã giết cha mẹ cậu trong tham vọng làm chủ thế giới phù thủy.

Cũng như truyện, sê-ri phim này cũng phát hành thành 6 tập khác nhau theo sát từng diễn tiến trong bộ truyện cùng tên. Tuy nhiên, khi đến phần 7 - cũng là phần kết thúc, các nhà làm phim đã quyết định chia nó thành 2 phần và nâng tổng số tập của Harry Potter lên 8. Phần cuối cùng của sê-ri phim này sẽ được công chiếu vào ngày 15/7 này.

4. The Sound Of Music (1965)

Lý do: hằng tuần, không phải một mà là rất nhiều tuần lễ, khán giả cùng chen chân nhau chỉ để được cùng hát với Julie Andrews (vai Maria) trong mỗi buổi biểu diễn của cô sau khi phim công chiếu. Hãy thử đoán xem phản ứng của khán giả như thế nào khi có thông tin thực hiện lại bộ phim này. Trừ khi là bộ phim được thực hiện lại với ... toàn bộ dàn diễn viên cũ. Thậm chí, cho đến bây giờ The Sound Of Music vẫn liên tục được các fan hâm mộ trên toàn thế giới xem đi xem lại. Bộ phim vẫn có sức sống mãnh liệt cho dù đã hàng chục năm trôi qua. Thế nên, việc thực hiện lại một bộ phim vẫn còn được xem thì rõ là một sai lầm không đáng có.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: chắc hẳn chỉ có sê-ri truyền hình Glee mới "dám" xài lại các ca khúc bất hủ trong bộ phim kinh điển này.

The Sound Of Music (tựa tiếng Việt: Giai điệu hạnh phúc hay Tiếng Tơ Đồng) là bộ phim ca nhạc được thực hiện năm 1965 của đạo diễn Robert Wise cùng các diễn viên Julie Andrews, Christopher Plummer. Phim dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của Broadway trong đó bài hát được viết bởi Richard Rodgers,Oscar Hammerstein II, và dựa trên cuốn sách nhạc kịch của Howard Lindsay và Russel Crouse. Ernest Lehman viết kịch bản cho phim. Bộ phim giành giải Oscar cho phim hay nhất của năm 1965 và là một trong những phim ca nhạc nổi tiếng nhất từng được làm. Album nhạc phim đã được đề cử giải Grammy cho album của năm.

Nội dung nói về nhân vật chính là một cô gái trẻ trung, hồn nhiên tên là Maria. Cô lớn lên trong nhà thờ bên cạnh các bà xơ khô cứng. Mặc dù vậy, như một cái cây non khát ánh nắng mặt trời và những cơn mưa mát lành của mùa xuân, Maria sống hồn nhiên như cây cỏ. Cô được gửi tới làm gia sư cho 7 đứa trẻ, con của vị đại uý hải quân đã goá vợ Georg Ludwig Von Trapp.

Maria nhận ra rằng đại úy Von Trapp đã dạy dỗ và quản lí đứa trẻ theo quân luật một cách quá nghiêm khắc, và điều này đã khiến chúng trở nên bướng bỉnh, mặc dù trước mặt cha thì chúng tỏ vẻ ngoạn ngoãn và dễ bảo. Maria quyết định phải dùng tình yêu và âm nhạc để thay đổi chúng. Maria nhanh chóng chinh phục được tình cảm của những đứa trẻ. Cô may quần áo cho chúng, dạy chúng hát và cùng vui chơi. Khi đại úy Von Trapp nhận ra điều đó, ông cảm thấy rất hối hận về cách cư xử của mình và nhanh chóng thay đổi thái độ với Maria và bọn trẻ. Và sau một vài lý do từ nữ nam tước Schraeder - vị hôn thê của Von Trapp, Maria đã ra đi.

Sau cuộc trò chuyện với Mẹ bề trên, Maria quyết định quay lại gia đình von Trapp. Nữ nam tước nhận ra tình cảm giữa Maria và đại úy, bà đã chấp nhận từ bỏ đám cưới và quay trở lại Wien. Maria và đại úy sau đó nhanh chóng kết hôn với nhau.

5. Donnie Darko (2001)

Lý do: theo sát diễn biến tâm lý của tuổi teen để đưa đến những điều kinh hoàng nhất chính là điều đặc biệt nhất của bộ phim này. Và đó cũng là lý do là tại sao khán giả phải xem đi xem lại để có thể hiểu được những gì bộ phim đang muốn nói đến. Không phải dễ dàng mà Richard Kelly có thể thực hiện lại bộ phim này cho nên trừ khi là chính đạo diễn muốn thực hiện lại bộ phim, còn không thì chả ai muốn làm lại một bộ phim mà phải "tốn công sức xem" nhiều đến thế.

Nếu bộ phim vẫn được thực hiện lại: liệu có đạo diễn nào đủ sức giải quyết những phức tạp trong nội dung của bộ phim này? Câu trả lời là không. Và với thời đại doanh thu đặt lên hàng đầu như hiện nay thì xác suất làm lại bộ phim này gần như chỉ là con số 0.

Donnie Darko là một cậu học sinh ‘cá biệt’ bị ám ảnh bởi hình ảnh của một con thỏ khổng lồ luôn tìm cách lôi kéo cậu tham gia một loạt tội ác sau một tai nạn kỳ lạ. Những tình huống ly kì hồi hộp làm khán giả bị cuốn theo sự hoang tưởng trong tiềm thức của nhân vật chính. Cho đến cuối cùng, họ mới nhận ra được sự thật của những hoang tưởng ấy bắt nguồn từ đâu. Hầu như, những khán giả muốn hiểu được nội dung sâu xa của nó đều phải xem qua ít nhất ... 2 lần mới có thể kết nối các dữ liệu mà bộ phim đã đưa ra.

Thuộc thể loại tâm lý kinh dị, kịch bản và đạo diễn bởi Richard Kelly, với dàn diễn viên Jake Gyllenhaal, Jena Malone, và Mary McDonnell, bộ phim kỳ lạ như chính nội dung của nó. Ban đầu, bộ phim dự kiến phát hành đĩa phim luôn trước khi được phân phối bởi hãng Newmarket Films. Với ngân sách 4.500.000 đô la và quay phim trong quá trình 28 ngày, bộ phim thậm chí lỗ khi chỉ thu về 4.100.000 đô la trên toàn thế giới.

Tuy nhiên bộ phim lại được các nhà phê bình đánh giá rất cao. Với 8.3 điểm được đánh giá, Donnie Darko xếp hạng 130 trong IMDb Top 250. Bên cạnh đó bộ phim đã được đề cử 10 lần, và thắng 11 giải ở các liên hoan phim khác nhau. Tuy nhiên, bất ngờ là lượng người xem bộ phim này sau đó lại tăng lên rất nhanh. Do đó năm 2004, bộ phim phát hành bản Director’s Cut để làm thỏa mãn các fan hâm mộ bộ phim đặc biệt này.
Nguồn : carviet.com
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Huan Nguyen" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét