Mẩu giấy nhắn mà Chambers để lại trên bàn khi rời nhà ngắn ngọn và đi thẳng vào vấn đề, giống như khi bà thông báo ra ngoài để mua ít sữa. Thế nhưng người phụ nữ 88 tuổi có một kế hoạch lớn hơn nhiều.
Xe Giáo hoàng Francis diễu hành qua đám đông ở Philadelphia, Pennsylvania hôm 27/9. Ảnh: Reuters
Bà Chambers để lại lời nhắn vì sợ rằng 9 đứa con, 24 đứa cháu và 17 chắt của mình có thể sẽ lo lắng vì không biết bà ở đâu.
"Mẹ đi gặp Giáo hoàng, đây là cuộc hành hương đặc biệt của mẹ", bà viết.
Chỉ đến khoảng 5 giờ sau, khi có mặt ở trung tâm thành phố
Philadelphia, cách nhà gần 13 km, bà mới thực sự biết cuộc hành hương
này đặc biệt thế nào. Rất đông người đang tập trung cho Đại hội gia đình
Thế giới, giữa một biển áo phông lưu niệm và rào chắn an ninh.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng nhưng họ có chung một mục đích khi đến nơi được mệnh danh là thành phố của tình huynh đệ này.
Kêu gọi yêu thương
Dana Plunkett dựa vào một tấm biển và nhẹ nhàng chải tóc cho con gái 11
tuổi. Cô cùng chồng và con gái đã tới đây từ hôm 23/9, sau khi dành một
vài ngày thăm thú cảnh quan, họ tham dự Đại hội gia đình Thế giới. Cả
cô và chồng đều cảm thấy rất vui nhưng họ làm điều này chủ yếu vì con
cái của mình.
"Kylee bị tự kỷ", Plunkett nói. "Và nó rất yêu mến Giáo hoàng.”
Dana Plunkett và cô con gái bị bệnh tự kỷ. Ảnh: Instagram
|
Plunkett cho rằng việc tìm hiểu về Giáo hoàng và tuân theo những nghi
lễ Công giáo đã mang lại sự thoải mái cho con gái của cô. Cô nghĩ mọi
người rất yêu mến Giáo hoàng vì ông quan tâm tới người khuyết tật, đồng
thời thông điệp của Giáo hoàng đã tiếp thêm sức mạnh cho họ. Plunkett
cũng chia sẻ rằng việc điều trị chứng tự kỷ rất tốn thời gian.
"Chúng tôi không có nhiều thời gian dành cho nhau, cuộc hội họp này
chứng minh mọi người cần nhau nhiều như thế nào. Chúng ta được khuyến
khích yêu thương lẫn nhau", Plunkett nói.
Cầu nguyện cho những người khác
Paul McCarthy vừa ăn đồ ăn vặt vừa mỉm cười nhìn khung cảnh xunh quanh
mình. Ông bố thất nghiệp 50 tuổi từ Ridgewood, New Jersey, cùng vợ và
hai con và khoảng 200 người cùng giáo hội tới đây với một mục đích duy
nhất, để kết nối, để thấy sự hiện diện của Giáo hoàng, để nhìn thấy ánh
mắt của ông và để con họ cũng có những trải nghiệm ấy.
Ông thậm chí không nhắc đến tên của Giáo hoàng và điều đó có lẽ cũng
không cần thiết. Sự tôn kính và lòng nhiệt thành đã thể hiện rõ ý nghĩ
của ông.
Sự khiêm nhường, tận tụy vì người khác, cố gắng bảo vệ những người yếu thế và không có khả năng tự vệ là những điều mà Paul đã cố gắng dạy dỗ cho hai con của mình từ lâu.
Sự khiêm nhường, tận tụy vì người khác, cố gắng bảo vệ những người yếu thế và không có khả năng tự vệ là những điều mà Paul đã cố gắng dạy dỗ cho hai con của mình từ lâu.
Gia đình ông Paul McCarthy. Ảnh: Instagram
|
Cả gia đình thường cầu nguyện cho những gia đình vô gia cư và đói khát khi đi ngủ.
"Tôi bảo các con cầu nguyện cho một điều gì đó liên quan tới chúng và sau đó là cho một điều lớn lao hơn", ông nói.
Giáo hoàng đã đem đến động lực mới cho Paul trong việc giúp các con nhìn ra thế giới rộng lớn bên ngoài căn nhà ấm êm của họ.
'Ông ấy hiểu chúng tôi'
Adriana Perez ngồi trên mặt đất. Oscar, con trai 11 tuổi, của cô dựa
đầu vào vai mẹ. Việc tham dự Đại hội gia đình Thế giới suốt tuần không
có gì là to tát đối với họ.
"Tôi nhận thấy chúng tôi cũng trải qua nhiều khó khăn nhưng không nhiều như những gia đình khác", cô nói.
Khi Giáo hoàng lên tiếng, bà nội trợ 32 tuổi lắng nghe từng lời của
ông. Rất nhiều điều ông nói trong chuyến thăm Mỹ đúng với bản thân cô.
"Ông ấy đã nói điều đó ở Washington. Ông cũng là con của người nhập cư.
Cứ như thể ông ấy cảm nhận những gì chúng tôi đã trải qua ở đất nước
này", cô nói. "Tôi cảm thấy ông ấy hiểu chúng tôi".
Perez từ Guatemala tới Mỹ 12 năm trước. Cô chật vật
học tiếng Anh và tìm việc làm. Để học những từ vựng mới, cô dành hàng
giờ xem chương trình Food Network. Cô cũng phải nhờ con trai mình giúp
đỡ. Cậu bé được sinh ra tại Mỹ và có thể nói lưu loát tiếng Anh và Tây
Ban Nha.
Giờ đây cô đã có thể hiểu tiếng Anh nhưng vẫn còn ngại nói.
"Chúng tôi đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ rất nhiều người",
cô nói."Họ nhìn chúng tôi như thể thứ gì lạ lùng nhưng chúng tôi cũng
là con người".
Cuộc gặp gỡ thú vị
James Pope, thợ lắp ống nước 45 tuổi từ Philadelphia, rất hào hứng khi
kể lại câu chuyện mình. Tại cổng vào của đại hội, anh gặp lại người phụ
nữ mà anh thường giao báo đến cho hàng chục năm trước. Đó chính là bà
Chambers.
Bà đã đi bộ một quãng đường dài gần 13 km từ thị trấn Collingswood, New
Jersey để tới đây. Khi gặp James, bà không có vé và cũng không biết làm
sao để vào trong. Một phụ nữ nghe thấy hai người trò chuyện và đã quyết định cho bà vé.
Bà Chambers. Ảnh: Instagram
|
Người phụ nữ tóc trắng phất lá cờ Vatican và cười hớn hở. Tên đầy đủ của bà là Marcella Louise Theresa Griffin Chambers.
"Giống như một phép màu", bà Chambers bày tỏ sự bất ngờ vì gặp lại James khi tới đây và có thể vào được bên trong. "Tôi có thể đã bị lạc nếu không có cậu ấy".
Bà Chambers mặc quần dài màu trắng, áo trong lấp lánh, khoác vest chỉn
chu và đi giày tennis. Bà biết rằng mình sẽ phải đi bộ nhưng có nhiều
tuyến đường bị phong tỏa và không thể di chuyển hơn bà nghĩ. Bà cũng
không nhận ra đó là một quãng đường rất xa. Thế nhưng người phụ nữ 88
tuổi vẫn quả quyết rằng chuyến đi này là xứng đáng.
Bà cho biết mình làm điều này vì các con và cũng vì Giáo hoàng Francis.
"Ông ấy là Giáo hoàng mà mọi người đều yêu quý", bà Chambers nói.
Khi được hỏi có nhìn thấy Giáo hoàng trên chiếc xe chở ông đi qua vài phút trước không, bà Chambers tỏ ra hơi thất vọng.
"Ồ họ đi quá nhanh", bà nói. "Nhưng tôi đã ở đây và tôi đã nhìn thấy ông ấy".
Tuấn Vũ (theo CNN)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét